Thấm là gì???
Vào mùa mưa là lúc công trình thường xuyên bị dột và thấm vào công trình. Thậm chí công trình mới xây cũng có thể thấm, có khi còn thấm nhiều hơn nữa là đằng khác.
Tại sao vậy? Nguyên nhân thấm ở đâu? Bản chất của thấm là gì?
Nước trong hệ thống cấp thoát thì không bỏ được. Nói đơn giản hơn, nước là phần không thể tách rời trong các công trình xây dựng. Chỗ nào có nước là có nguy cơ thấm. Tuy vậy khác với chống nóng, dễ dàng nhận biết. Thì việc chống thấm khó khăn hơn nhiều và thiên về giải pháp kỹ thuật hơn.
Cả nguồn nước cấp và thoát đều mang tính chất tự nhiên. Vấn đề thấm và chống thấm sẽ xuất hiện muộn hơn do khi công trình phát triển.
Đó là sự kéo gần những lên kết liên quan tới nước vào không gian chính. Quy mô công trình mở cả về chiều rộng, chiều cao và chiều sâu. Và nhiều khu vực chức năng liên quan tới nước xuất hiện…
Tại sao lại thấm?
Trên lý thuyết, các loại VLXD thường có những mao quản có đường kính khoảng từ 20 – 40 micromet. Khi bề mặt vật liệu tiếp xúc với nước, nước sẽ xâm nhập qua các khe hở ở bề mặt. Thẩm thấu theo các mao quản vào bên trong và gây ra hiện tượng thấm.
Việt Nam là đất nước ở vùng nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều, nhiệt độ chênh lệch lớn. Tất cả các điều kiện khí hậu và thời tiết không thuận lợi này. Sẽ gây nên những hiện tượng giãn nở, làm nứt. và phá huỷ bề mặt cũng như cấu trúc vật liệu.
Những phần nào của công trình dễ bị thấm? – Đại Phú Vinh
Về mặt kiến trúc có thể phân loại như sau:
– Thành phần bị thấm bởi nuớc ngầm: tầng hầm chìm trong đất, móng, chân tường…
– Thành phần bị thấm bởi nước mưa: tường, mái, sàn ban công, lô gia…
– Thành phần bị thấm bởi nước sử dụng (cả cấp và thoát): sàn, tường, hộp kỹ thuật…
– Những khu vực liên quan tới bể chứa: bể phốt, bể nước (ngầm, nổi), bể bơi…
>> Keo dán gạch, keo chà ron khác biệt gì với hồ dầu, xi măng trắng
Các vị trí xung yếu cụ thể như:
- Vị trí mạch ngừng khi đổ bê tông
- Vị trí tiếp giáp giữa khối xây (tường gạch) và kết cấu bê tông
- Vị trí tiếp giáp giữa khối xây trước – sau, khối xây cũ – mới (truờng hợp cải tạo)
- Vị trí tiếp giáp giữa hai khối công trình xây sát nhau
- Vị trí tiếp giáp trên bề mặt có sử dụng các loại vật liệu khác nhau
- Chân các kết cấu, thiết bị chôn hay lắp ráp vào tường (hoa sắt, nan chắn nắng, dây chống sét…)
- Chân các vị trí liên kết định vị tấm mái nhẹ (bu lông, vít)
- Miệng phễu thu thoát nước (ở sàn vệ sinh, sàn ban công, lô gia, sân thượng, mái…)
- Khu vực gần sê nô, máng tràn
Nước thương thấm qua các kẽ hở trên bề mặt và cấu trúc vật liệu công trình. Nhưng điều đó lại phụ thuộc vào đặc tính của vật liệu mà chúng ta sử dụng.
Chống thấm và các giải pháp hoá – vật liệu:
Khi bị thấm có thể bạn sẽ chưa biết ngay. Và khi nhận biết cũng không dễ tìm được nguyên nhân và vị trí cụ thể. Nước sẽ dẫn trong lòng vật liệu và các kết cấu, có thể đi rất xa mới xuất hiện. Nhận biết đúng nguyên nhân và vị trí là yếu tố quan trọng nhất, sau đó mới chọn giải pháp. Và việc chống thấm về cơ bản phải thực hiện ngay khi thi công công trình.
Việc xử lý tận gốc nguyên nhân chính là vấn đề, chứ không phải xử lý khu vực tường thấm. Trong trường hợp chắc chắn không phải do hở đường ống (thấm sàn vệ sinh, thấm từ bể, thấm tường…). Thì tuỳ từng trường hợp mà sử dụng các phương pháp và chất chống thấm phù hợp.
Xem thêm những sản phẩm vật liệu xây dựng: màng chống thấm